Nguy cơ Voọc bạc Đông Dương

Trước năm 1975, phân loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng già thuộc các tỉnh Miền Nam Việt Nam và Tây Nguyên trên diện tích ước tính khoảng hơn 2.000km2. Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Số lượng tiểu quần thể hiện nay chỉ hơn 10. Nguyên nhân biến đổi là nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để nấu cao, buôn bán và xuất khẩu. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị diệt chủng, do nguồn thức ăn là lá, quả càng ngày càng ít. Không gian sống càng ngày càng bị thu hẹp do diện tích rừng bị phá hủy hay độ bao phủ thực vật bị giảm do sinh trưởng phát triển bị ảnh hưởng bởi điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt và do quy luật đấu tranh sinh tồn, nhưng voọc lại cạnh tranh kém so với các loài cùng Bộ như khỉ. Thường thì khỉ thường rất ghét voọc và có thể cắn giết chúng[10].

Mất môi trường

Một con voọc bạc tại Thảo Cầm viên Sài Gòn, trong tự nhiên chúng đang bị mất môi trường sống do việc xẻ núi đá vôi lấy nguyên liệu làm xi măng

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có còn phát hiện một số loài thuộc bộ linh trưởng đề nghị bổ sung vào danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như voọc bạc Đông Dương. Đối với loài voọc bạc Đông Dương sinh sống trên các núi đá vôi thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương đã được các nhà nghiên cứu phát hiện là một loài đặc hữu cần đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ. Tuy nhiên, các núi đá vôi, một phần do Nhà máy xi măng Holcim trong quá trình hoạt động gây ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sống của loài này[24] Loài voọc bạc Đông Dương của các núi đá vôi Kiên Giang thì đang đứng trước cảnh mất nhà, do những núi đá vôi này, bị các nhà máy xi măng ăn dần.

Đặc biệt, núi đá vôi Khoe Lá đã tới thời kỳ khai thác. Khu vực này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi việc khai thác khoáng sản ồ ạt bằng các phương tiện hiện đại. Tiếng mìn khai thác đá, khói bụi ô nhiễm từ các nhà máy, tình trạng lấn chiếm đồng cỏ để nuôi tôm khiến nhiều loài quý hiếm như voọc bạc Đông Dương có nguy cơ mất chốn nương thân. Việc này còn dẫn đến nguy cơ làm mất sự liên kết giữa phần phía bắc của Khoe Lá với dải rừng ngập mặn nơi mà voọc có thể di chuyển sang núi Bà Tài theo hướng Nam. Đai rừng ngập mặn gần núi Khoe Là hiện chỉ rộng 30 mét và toàn cây non. Đây cũng là điều kiện khó cho voọc có thể sử dụng[8][22]. Ngoài ra, Gần 100 ha rừng, trong đó có 20 ha nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tà Cú bị phá sạch trong vòng một tuần, vụ “làm thịt” rừng này có dấu hiệu được kiểm lâm khu bảo tồn “bật đèn xanh” [12].

Bị bắn giết

Xã Quang Trung, Đồng Nai, từng có vụ bắt quả tang 2 đối tượng đang vận chuyển 24 kg xương và đầu động vật của 12 cá thể động vật thuộc loài linh trưởng thuộc bộ khỉ hầu gồm xương đầu, xương mình và xương chi, trong đó có 02 cá thể voọc bạc Trường Sơn (Đông Dương) chúng thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, với 2 bộ xương thuộc loài Vọoc bạc Trường Sơn (còn gọi là Vọoc bạc Đông Dương) có tổng trọng lượng 4 kg, số xương trên là xương động vật rừng nên cả hai mua về để nấu cao[25][26]. Một cá thể voọc khác cũng đã được cứu hộ khỏi một vụ săn bắt trái phép, hiện được dưỡng nuôi tại Khu Cứu hộ Động vật hoang dã Hòn Me[7].

Vụ việc gây chấn động khác là vụ săn bắt và giết hại và xẻ thịt ba con voọc tại Vườn quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang). Bốn thợ săn cùng thực hiện việc chặt đầu, mổ bụng voọc quý ngay tại rừng quốc gia, trong đó, 2 kẻ đã chạy thoát. Hai kẻ săn trộm bị bắt tại chỗ. Hai cá thể voọc bạc Đông dương đã bị bắn, giết và một phần nướng thịt ăn, khi đang làm thịt cá thể thứ 3, cả nhóm bị bắt quả tang. Tang vật thu được gồm xác 3 cá thể voọc bạc Động dương (đã bị ăn mất một phần). Ba con voọc được bảo quản để làm tang vật phục vụ điều tra, xét xử vụ án. Sau đó, chúng sẽ được tiêu hủy hoặc chuyển giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam lưu trữ[27][28][29] theo pháp luật quy định, giết voọc sẽ là tội phạm bị kết án hình sự[28][30][31][32] Toà án Phú Quốc đã tuyên phạt tù từ 2 năm đến 2 năm 6 tháng với 4 bị cáo săn trộm và giết thịt voọc bạc Đông Dương tại Vườn Quốc gia Phú Quốc, tổng cộng mức hình phạt lên đến 9 năm tù[33][34][35].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Voọc bạc Đông Dương http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/dong-nai-bat... http://www.departments.bucknell.edu/biology/resour... http://www.bucknell.edu/msw3/browse.asp?id=1210071... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... http://vnexpress.net/photo/moi-truong/thu-quy-hiem... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/c... http://www.iucnredlist.org/details/39874 http://www.iucnredlist.org/details/39874/0 http://baochinhphu.vn/Doi-song/Xu-ly-nghiem-4-doi-... http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/bon-doi-t...